Tìm hiểu về vỏ xe ô tô
Theo khả năng chịu tải của vỏ
Vỏ không chịu tải: Loại này thường được sử dụng cho hầu hết các ôtô vận tải, ôtô khách và một số ôtô bán tải, ôtô du lịch không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, chất lượng độ ồn. Khi đó vỏ chỉ đóng vai trò tạo không gian bố trí người ngồi trên ôtô và được tách rời khỏi khung, gầm ôtô. Các lực, mô-men tác dụng trong quá trình chuyển động được khung chịu toàn bộ.
Ưu điểm của loại này là việc chế tạo, lắp đặt vỏ đơn giản. Bên cạnh ưu điểm là các nhược điểm như kiểu dáng thường ít đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ và khả năng chống ồn cũng như hình dáng khí động của ôtô. Vỏ chịu tải một phần: Loại này được sử dụng khá phổ biến trên các ôtô khách và ôtô du lịch. Khi đó các lực, mô-men tác dụng trong quá trình chuyển động được khung chịu tải và một phần được truyền cho vỏ, tải chủ yếu là lực tác dụng theo phương thẳng đứng. Ưu điểm của các loại vỏ kiểu này là chế tạo đơn giản, giảm thiểu được tiếng ồn so với loại trên nhưng khả năng đáp ứng hình dáng khí động còn hạn chế. Vỏ chịu tải: Kiểu vỏ này thường sử dụng chủ yếu cho ôtô du lịch và một số rất ít ôtô khách. Với loại vỏ này toàn bộ các lực, mô-men tác dụng trong quá trình chuyển động đều vỏ chịu tải hoàn toàn. Loại vỏ này có ưu điểm tạo dáng điệu đẹp, khả năng giảm thiểu tiếng ồn cao, hình dáng khí động tốt. Tuy nhiên công nghệ chế tạo, lắp đặt khá phức tạp dẫn đến chi phí sản xuất lớn, giá thành cao. Thông thường các vỏ này được gia công thêm các khung chịu lực bên trong các tấm vỏ để tăng thêm độ cứng vững khi chịu tải.
Theo cấu trúc vỏ
Vỏ xe có cấu trúc dạng hộp: Sau khi khung xe được định hình, các chi tiết dạng tấm sẽ được hàn ghép vào bên trong và bên ngoài khung xe tạo thành kết cấu vỏ xe dạng hộp kín và rỗng vừa có tác dụng giảm tải trọng nhưng vẫn đảm bảo độ bền kết cấu. Tuy nhiên, khi vỏ bị móp méo, biến dáng hoặc hỏng do va chạm thì rất khó phục chế và thay thế.
Vỏ xe có cấu trúc dạng tấm: Vỏ xe bao gồm nhiều chi tiết tấm rời nhau, các tấm trong và ngoài được gắn với vỏ xe bằng ốc vít (có thể tháo được). Loại vỏ xe này có ưu điểm là dễ dàng thay thế các tấm hư hỏng khi có va chạm
Theo kiểu dáng, công dụng ôtô
Vỏ ôtô tải được thiết kế thành hai phần riêng biệt. Phần chở hàng hóa (thùng xe) có thể bằng kim loại hoặc thanh kim loại ghép gỗ, có cấu trúc hộp chữ nhật để tối ưu thể tích chở hàng. Phần bố trí người lái, kíp lái (ca bin, buồng lái) là phần vỏ không chịu tải, bằng kim loại, có hình dáng phụ thuộc vào bố trí vị trí của động cơ. Xu hướng chung là bố trí động cơ ở trong ca bin để tăng tầm nhìn cho người lái và tăng thể tích phần thùng chở hàng. Vỏ ôtô khách là các tấm kim loại được liên kết với các thanh tạo thành bộ khung chịu lực, dáng vẻ bên ngoài thông thường là dạng hộp chữ nhật và được vê cong các đường biên để giảm lực cản không khí, tạo không gian lớn nhất cho việc bố trí ghế ngồi hành khách. Vỏ ôtô du lịch gồm nhiều tấm kim loại, nhựa hoặc composit liên kết với nhau và có gia cố thêm một số gân chịu lực. Các loại vỏ này phụ thuộc kiểu dáng, dòng ôtô và số lượng chỗ ngồi như Sedan, SUV, Pickup,… Vỏ ôtô đua thường được chế tạo từ các tấm sợi các bon có độ bền cơ học cao, thiết kế gọn cho người lái với yêu cầu ngặt nghèo, tối ưu cho hình dáng khí động học và khả năng bảo vệ cao nhất cho người lái.
Chìa khóa xe điều khiển từ xa không an toàn
Nhà sản xuất thừa nhận có kẽ hở, đặc tính kỹ thuật của công nghệ điều khiển này khiến việc ra lệnh khóa/mở cửa xe đã không thể thực hiện. Phần lớn trường hợp nhấn nút khóa trên chìa khóa điều khiểu từ xa nên chắc mẩm xe đã được khóa, nhưng khi quay trở lại thì đồ đạc quý giá trong xe đã "không cánh mà bay". Đem vấn đề này trao đổi với các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, họ đều thừa nhận hoàn toàn có khả năng chìa khóa điều khiển từ xa bị vô hiệu hóa do bị nhiễu xạ.
>> Chọn mua xe Toyota cũ dưới 600 triệu
Theo đó, phần lớn chìa khóa điều khiển từ xa đang được dùng trên các dòng xe ô tô đều sử dụng sóng AM (giống sóng trên kênh AM của radio) để phát ra một bước sóng ngắn trùng khớp với sóng đã lưu trữ trong ô tô và ra lệnh đóng/mở cửa xe từ một khoảng cách nhất định. Trong một số trường hợp, chìa khóa điều khiển từ xa có thể không hoạt động khi bị che khuất bởi vật bằng kim loại, xe đậu gần tháp truyền hình, trạm radio, nguồn phát điện, sân bay hoặc các thiết bị phát sóng điện từ mạnh khác. Thậm chí, khi được đặt gần các chìa khóa điều khiển từ xa khác hoặc khi chìa khóa điện khác có khả năng phát sóng radio được sử dụng cùng lúc.
Cũng có trường hợp tần số sóng radio (từ thiết bị nào đó) nhỏ hơn tần số phát ra từ chìa khóa điều khiển từ xa của xe thì xe cũng không thể mở/khóa cửa. Theo các chuyên gia kỹ thuật, một số dòng xe cao cấp sẽ không bị trường hợp này do ô tô đã được trang bị bộ phận chỉnh lưu để loại bỏ sự nhiễu xạ. Trưởng phòng kỹ thuật dịch vụ công ty liên doanh Ford Việt Nam - Ngô Minh Quý Phong - cho biết, mỗi chìa khóa xe ôtô có hai phần: chìa cơ (thanh kim loại có rãnh như chìa khóa bình thường) và phần nhựa có bộ điều khiển điện tử được mã hóa. Trên chìa cơ được trang bị một con chip có mã hóa với hệ thống khởi động máy ô tô nên dù có mở được cửa bằng chìa cơ làm lại hoặc như các trường hợp ở trên thì kẻ gian cũng không thể khởi động được động cơ.
Tin nổi bật Bí quyết mua hàng