Xe ôtô Mitsubishi - sản phẩm đang bán trên mạng xã hội MuaBanNhanh
Lịch sử hãng xe ôtô Mitsubishi
Mitsubishi Motor được thành lập năm 1970 từ công ty con chuyên sản xuất ôtô của Công ty công nghiệp nặng Mitsibishi. Từ khi ra đời, Mitsubishi Motor đã hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài và là hãng đi tiên phong trong chiến lược mở rộng thị trường khi chủ tịch đầu tiên của công ty, Tomio Kubo còn đương chức. Đến nay hãng vẫn tiếp bước thành công của Chủ tịch Tomio Kubo. Năm 1971, Mitsubishi đã bán bớt cổ phần cho công ty Chrysler trong 22 năm và DaimlerChrysler trở thành cổ đông điều hành từ năm 2000 đến 2005. Trong khi liên doanh sản xuất và thoả thuận cấp phép công nghệ với công ty ôtô Hyundai (Hàn Quốc) và Proton (Malaysia) thì ở Châu Âu, Mitsubishi cùng với Volvo đồng sở hữu xưởng sản xuất ôtô lớn nhất Hà Lan trong 10 năm của thập niên 90. Đến năm 2001, Mitsubishi hoàn toàn là chủ sở hữu xưởng sản xuất này. Nhờ vào các hợp đồng liên minh mà Mitsubishi đã thu được mức lợi nhuận lớn trong thập niên 70 và 80, tăng doanh số bán hàng năm từ 250.000 lên 1,5 triệu xe.
Tuy nhiên việc đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Đông Nam Á khiến xe Mitsubishi phải vật lộn với nhiều khó khăn hơn các đối thủ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và công ty đã rất vất vả để tăng doanh số bán và duy trì lợi nhuận.
Hình ảnh Logo với 3 viên kim cương đỏ hướng về 3 phía được thiết kế bởi Yataro Iwasaki, người sáng lập Mitsubishi. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ gia huy của gia tộc Tosa, gia tộc đầu tiên đã thuê Yataro Iwasaki làm việc và nóc nhà được thiết kế với 3 hình thoi chụm đầu vào nhau thành một khối của gia đình ông.
Tuy chính thức thành lập năm 1970 nhưng thực chất Mitsubishi đã cho ra đời chiếc xe đầu tiên từ năm 1917, Model A khi còn là công ty Mitsubishi Shipbuilding Co., Ltd. Đây là chiếc ôtô được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Nhật Bản, là kiểu xe sedan 7 chỗ, hoàn toàn được làm bằng tay dựa trên mẫu xe Fiat Tipo 3. Model này đắt hơn so với các đối thủ đến từ 2 châu lục Âu-Mỹ. Đến năm 1921, con số xuất xưởng của model này dừng lại ở 22 xe.
Năm 1934, Mitsubishi Shipbuilding sáp nhập với Mitsubishi Aircraft Co., một công ty chuyên sản xuất động cơ máy bay được thành lập năm 1920. Công ty mới sáp nhập có tên là Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và trở thành công ty tư nhân lớn nhất Nhật Bản. MHI tập trung vào sản xuất máy bay, tàu thủy, xe lửa và thiết bị máy móc. Tuy nhiên, năm 1937, công ty đã cho ra đời model PX33, chiếc sedan đầu tiên dùng cho quân đội. Đây là chiếc xe du lịch dẫn động 4 bánh đầu tiên của Nhật, với công nghệ lắp ráp sẽ được công ty sử dụng trong suốt 50 năm sau để sản xuất xe thể thao và gặt hái được vô số thành công.
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, công ty bắt tay ngay vào việc sản xuất ôtô. Xe buýt Fuso lại tiếp tục được sản xuất, loại xe chở hàng cỡ nhỏ 3 bánh Mizushima và xe scutơ (vétpa) Silver Pigeon cũng được phát triển rầm rộ.
Tuy nhiên, các tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản đều bị giải thể theo yêu cầu của lực lượng Đồng Minh vào năm 1950 và MHI bị tách thành 3 công ty nhỏ, đều tham gia phát triển và sản xuất ôtô: West Japan Heavy-Industries, Central Japan Heavy-Industries, and East Japan Heavy-Industries.
Đầu những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, mức lương cơ bản tăng cao là tiền đề chắp cánh cho loại xe gia đình ra đời. Central Japan Heavy-Industries, ngày nay là công ty Shin Mitsubishi Heavy-Industries, đã thành lập một ban chuyên về ôtô ngay tại trụ sở công ty năm 1953. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Mitsubishi 500 ra đời, theo sau là Minica (1962) - chiếc compact 4 chỗ siêu nhỏ, động cơ 2 kỳ, 359cc vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay và Colt 1000, model đầu tiên của dòng xe gia đình cỡ lớn, Colt đã ra đời năm 1963.
West Japan Heavy-Industries (nay là Mitsubishi Shipbuilding & Engineering) và East Japan Heavy-Industries (nay là Mitsubishi Nihon Heavy-Industries) cũng tiến hành mở rộng sản xuất ôtô từ thập niên 50. Đến năm 1964 3 công ty lại được sáp nhập thành Mitsubishi Heavy Industries. Trong 3 năm liền doanh số bán của công ty là 75.000 xe/năm. Nối tiếp thành công là sự ra đời của chiếc Galant vào năm 1969. Lúc này công ty quyết định nên có một công ty con chỉ tập trung hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô và Mitsubishi Motors Corporation (MMC) được thành lập vào ngày 22/4/1970 dưới sự lãnh đạo của một kĩ sư lắp ráp máy bay nổi tiếng, Tomio Kubo.
Một trong chiến lược mở rộng nhằm tăng lượng xe xuất khẩu của Kubo là liên minh với các công ty ôtô nước ngoài danh tiếng. Vì vậy, năm 1971, MHI đã bán 15% cổ phần của MMC cho đại gia Chrysler, Mỹ. Nhờ hợp đồng này mà Chrysler đã bán model Galants tại Mỹ với tên gọi Dodge Colts, đẩy doanh số bán của MMC lên tới hơn 250.000 xe/năm. Năm 1976, Galants được bán tại Úc dưới cái tên Chrysler Scorpion. Số xe xuất xưởng hàng năm tăng từ 500.000 xe (1973) lên tới 965.000 xe (1978) khi Chrysler bán xe Galant với tên gọi Dodge Challenge và Plymouth Sapporo. Tuy nhiên đây lại chính là khởi nguồn dẫn tới xích mích: Chrysler nhận thấy nguồn lợi lớn thu được từ những chiếc xe subcompact do MMC sản xuất trên thị trường quốc tế, trong khi MMC thấy rằng ông lớn này đang can dự quá nhiều vào việc ra quyết định của công ty.
Năm 1980, doanh số bán của MMC đạt mức 1 triệu xe. Cũng trong năm này, để tránh bị phá sản, Chrysler buộc phải bán chi nhánh tại Úc cho MMC và tên công ty được đổi thành Mitsubishi Motors Australia Ltd (MMAL).
Năm 1982, lần đầu tiên thương hiệu Mitsubishi được giới thiệu tại thị trường Mỹ cùng với model Tredia sedan, Cordia và Starion coupe được bán tại 70 đại lí thuộc 22 bang. Đến cuối thập niên 80, MMC thực hiện chiến dịch quảng cáo trên TV và lên kế hoạch tăng mạng lưới đại lí của hãng lên 340 đại lí. Kết quả, năm 1989, doanh số bán toàn cầu của Mitsubishi lên tới 1,5 triệu xe/năm.
Năm 1982, Mitsubishi ra mắt mẫu Pajero (được gọi là Shogun ở Anh hay Montero ở Tây Ban Nha, Ấn Độ và Châu Mỹ, trừ Braxin), là model SUV thành công nhất của Mitsubishi. Pajero nhanh chóng trở thành chiếc xe bán chạy nhất thế giới và giành giải thưởng “Chiếc 4 x 4 của năm” tại Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha và Tây Đức. Mặc dù doanh số bán xe SUV và xe tải nhẹ được đánh giá là bùng nổ tại Mỹ nhưng các công ty sản xuất ôtô Nhật Bản lại gạt bỏ ý kiến cho rằng điều này cũng có thể xảy ra tại đất nước mặt trời mọc của họ. Tuy nhiên, Hirokazu Nakamura, Chủ tịch mới của Mitsubishi từ năm 1989, lại đầu tư ngân sách vào nghiên cứu và phát triển xe SUV. Kết quả, Nakamura đã giành phần thắng trong lần đánh cược này: dòng xe dẫn động 4 bánh của Mitsubishi; từ Pajero, Mini kei car đến xe khách Delica đã trở thành làn sóng tiêu thụ xe SUV tại Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 90. Đến năm 1995, thị phần trong nước của công ty tăng tới 11,6%.
Mở rộng sản xuất ra nước ngoài cũng được tiến hành nhanh chóng thông qua hợp đồng liên minh với các hãng như Hyundai (Hàn Quốc), Proton (Malaysia), Volvo (Thụy Điển), PSA Peugeot Citroën (Pháp).
MMC dự kiến sẽ tung ra thị trường model xe ôtô điện với công nghệ chuyển động i MiEV (Mitsubishi In-wheel motor Electric Vehicle) vào hè năm 2009. Đồng thời hãng cũng lên kế hoạch cho các doanh nghiệp và các thành phố tự trị thuê xe mini car và đợi đến năm 2010 sẽ cho bán tại các điểm bán lẻ.
Giá xe Mitsubishi tại thị trường Việt
Thương hiệu Mitsubishi được phân phối bởi nhà phân phối Vinamotor Việt nam từ khá lâu. Với 06 nhãn hiệu xe cùng 15 chủng loại sản phẩm, cả lắp ráp và nhập khẩu.
Giá các dòng xe Mitsubishi trên mạng xã hội MuaBanNhanh
Mẫu xe hatchback nhỏ nhắn với dung tích khiêm tốn. Mẫu xe này có 2 bản số sàn và số tự động cùng 7 màu xe để khách hàng có thể lựa chọn.
Mẫu xe này chính là phiên bản sedan của dòng Mirage, nhằm cạnh tranh với các đối thủ như Ford Fiesta, Toyota Vios, Honda City, Chevrolet Aveo...
Mẫu xe CUV 5 chỗ này đích thực là đối thủ của Honda CRV, Mazda CX5. Sở hữu khối động cơ dung tích 1998cm3, hộp số vô cấp CVT với chế độ Sport Mode.
Dòng xe địa hình 07 chỗ của Mitsubishi khá bắt mắt với 2 phiên bản máy xăng 3.0l đi kèm hộp số tự động và 1 phiên bản máy dầu 2.5 số sàn nhằm cạnh tranh với các phiên bản tương ứng của Toyota Fortuner.
Đây là phiên bản cao cấp nhất của Pajero nhằm cạnh tranh với Prado và Landcruiser. Phiên bản này được trang bị động cơ V6 cam đơn SOHC cho công suất cực đại 184PS/5400rpm, mô men xoắn cực đỉnh đạt 567Nm/4000rpm. Hộp số tự động 4 cấp cùng cơ chế truyền động Super Select 4WD II (SS4 II).
Mẫu xe bán tải với thiết kế ngộ nghĩnh khá được ưa chuộng tại thị trường Việt nam. Đối thủ chính của mẫu xe này chính là Ford Ranger, Toyota Hilux, Mazda BT50...
>> Xem thêm: Giá xe ôtô Mitsubishi
Chi phí sử dụng ôtô hàng tháng cần biết
Chi phí sử dụng ô tô hàng tháng luôn là thắc mắc lớn của mọi người khi tính đến chuyện mua xe. Những thắc mắc này vây quanh những câu hỏi lớn như: thu nhập bao nhiêu thì có thể mua xe, chi phí "nuôi xe" hàng tháng, các chi phí trong quá trình sử dụng xe...
Mức giá nhiên liệu tạm tính trong bài là 24.000 VNĐ/1L cùng các chi phí bảo dưỡng xe định kỳ (tuân thủ đầy đủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất), thay má phanh (3 lần), lốp (2 lần). Chi phí tạm tính không bao gồm bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ, đăng kiểm, hay thay thế phụ tùng hỏng hóc bất thường. Các khoản chí phí gởi xe, tiền phạt CSGT...
Tìm mua xe ôtô Mitsubishi hiệu quả trên Mạng xã hội MuaBanNhanh
Chi phí mua xe: từ 300 – 500 triệu VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số, phí đăng kiểm và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ…)
Những gương mặt tiêu biểu: Kia Morning, Hyundai i10, Hyundai i20, Toyota Vios, Ford Fiesta, Chevrolet Spark, Chevrolet Aveo,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 190 triệu VND
(Sự chênh lệch tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
Đây là những dòng xe giá rẻ, được coi là phương tiện đi lại thông thường, với trang bị tiện nghi và an toàn ở mức đơn giản, chi phí bảo dưỡng sửa chữa và nhiên liệu tương đối thấp. Trên thị trường xe đã qua sử dụng, đây cũng là nhóm xe được mua đi bán lại nhiều.
Tiêu thụ nhiên liệu trung bình của nhóm xe này dao động trong khoảng từ 5,5 – 6,5 lít/100km (địa hình hỗn hợp). Mỗi lần bảo dưỡng định kỳ cấp 1 chỉ mất dưới 1 triệu VND, trong khi mỗi lần bảo dưỡng tổng thể cấp 2 cũng chỉ khoảng từ 3 – 4,5 triệu VND tùy từng xe. Chi phí thay thế phụ tùng hỏng hóc cũng tương đối thấp. Chẳng hạn như thay toàn bộ lốp của chiếc xe Daewoo Matiz chỉ tốn khoảng 3,6 – 4,4 triệu VND, và thay toàn bộ má phanh loại khá tốt (cả trước và sau) của chiếc Kia Morning cũng chỉ khoảng 1,5 – 1,6 triệu VND.
>> Xem thêm: Phụ tùng ôtô Mitsubishi
Chi phí mua xe: từ 600 – 800 triệu VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
Những gương mặt tiêu biểu: Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Ford Focus sedan và hatchback, Mazda 3 sedan và hatchback,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 245 triệu VND
(Sự chênh lệch tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
Đây là nhóm các xe được đánh giá là đạt được sự hài hòa của cả hai yếu tố là tính thiết thực và kinh tế trong quá trình sử dụng, đáp ứng nhu cầu của số đông. Không gian đủ rộng với những tiện nghi cơ bản cho một gia đình nhỏ, hoặc những công chức bình thường, và điều quan trọng là khoang hành lý đủ lớn chứ không gò bó như nhiều dòng xe compact. Chính vì vậy, đây là phân khúc xe với những cái tên luôn đứng đầu trong danh sách xe bán chạy nhất trên toàn cầu nhiều năm qua.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và nhiên liệu chẳng có gì đáng lo ngại, chỉ cao hơn một chút các dòng xe phổ thông cỡ nhỏ. Chẳng hạn như một lần thay dầu khoảng 500.000 VND, thay má phanh cả trước và sau khoảng 2,8 triệu VND, thay lốp khoảng 10 triệu VND.
Chi phí mua xe: từ 900 – 1,4 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
Những gương mặt tiêu biểu: Toyota Camry, Ford Mondeo, Honda Accord, Nissan Teana, Hyundai Sonata, Kia Optima,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 380 triệu VND
(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
So với nhóm xe phổ thông cỡ vừa, nhóm xe này gần như là sự mở rộng ở tất cả các khía cạnh, từ kích thước, trọng lượng, đến sức mạnh động cơ, trang bị tiện nghi và an toàn, và mức tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời chi phí bảo dưỡng sửa chữa cũng đắt hơn nhóm trước.
Cùng xếp trong nhóm chi phí này còn có những mẫu SUV cỡ trung, hoặc ở mức cao hơn một chút còn có thể có những cái tên trong phân khúc xe sang cỡ nhỏ như Mercedes-Benz C-class bản tiêu chuẩn, BMW 3-series bản tiêu chuẩn, hay Audi A4 bản tiêu chuẩn,…
Chi phí mua xe: từ 1,9 – 2,7 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
Những gương mặt tiêu biểu: Mercedes-Benz E-class, BMW 5-series, Audi A6, Lexus GS,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 490 triệu VND
(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
Khi đã lựa chọn những chiếc xe trong nhóm chi phí này, người sử dụng ôtô đã không chỉ coi chiếc xe là phương tiện đi lại thông thường, mà còn đề cao tính tiện nghi, sang trọng và là chiếc xe mang thương hiệu thể hiện đẳng cấp. Hạng xe này thậm chí còn “được” phân biệt tại nhiều điểm trông giữ xe.
Chi phí mua xe: từ 4,0 – 7,0 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
Những gương mặt tiêu biểu: Mercedes-Benz S-class, BMW 7-series, Audi A8, Lexus LS, Porsche Panamera,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng 580 triệu VND
(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
Khi đã bước chân vào nhóm xe này, chủ nhân của những chiếc xế hộp không chỉ là những người cực kỳ rủng rỉnh về mặt tiền bạc, mà còn coi trọng đẳng cấp, sự an toàn và sang trọng ở mức hàng đầu.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này còn cho biết các phiên bản khác nhau trong cùng một dòng xe (chẳng hạn như giữa S600 và S350, hay giữa 730Li và 760Li) cũng có thể khác nhau rất lớn về chi phí sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Đơn cử như riêng bộ má phanh của 730Li khoảng 12 triệu VND, nhưng của 760Li có thể lên đến gần 20 triệu VND. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình cũng có thể lệch nhau tới gần chục lít/100km giữa các phiên bản động cơ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện đường sá và cách xử lý của người lái.
Chi phí mua xe: từ 3,0 – 7,0 tỷ VND (chưa kể lệ phí trước bạ, biển số và các loại bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ,…)
Những gương mặt tiêu biểu: BMW X5, X6, Audi Q7, Mercedes-Benz GL-class, ML-class, Porsche Cayenne,…
Chi phí sử dụng trong 100.000km đầu: khoảng trên 500 triệu VND
(Sự chênh lệch có thể rất lớn tùy theo phiên bản động cơ, điều kiện sử dụng và phong cách lái xe của người điều khiển)
Điều kiện sử dụng khiến sự chênh lệch về chi phí giữa các xe trong nhóm này là rất lớn. Chẳng hạn như một chiếc BMW X5 trang bị động cơ 4.8L có thể chỉ tiêu tốn khoảng 14 lít/100km đường trường, nhưng sẽ “ngốn” hết khoảng trên 22 lít/100km trong đô thị.
Do thường xuyên phải hoạt động trên địa hình khắc nghiệt, một số chi tiết của nhóm xe này cũng phải thay thường xuyên hơn các dòng xe sedan. Giá phụ tùng của nhóm xe này cũng khiến nhiều người phải giật mình. Đơn cử như một chiếc lốp cỡ 275/55 R19 của Mercedes GL cũng có giá tới hơn 8,5 triệu VND/chiếc, đồng nghĩa với việc mỗi lần thay lốp đã tiêu tốn hơn 34 triệu VND, ắc quy của BMW X5 cũng có giá từ 13 – 18 triệu VND, một bộ giảm xóc khí nén phía trước của BMW X5 có giá khoảng hơn 20 triệu VND.
Chính vì chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng cao, các dòng xe sang đã qua sử dụng thường có tỷ lệ mất giá cao hơn rất nhiều so với các dòng xe phổ thông. Thường thì trong vòng 5 năm đầu mua xe, chi phí cố định (bảo dưỡng định kỳ và nhiên liệu) của nhóm xe này có thể chẳng thành vấn đề, nhưng chi phí cho việc thay thế phụ tùng/sửa chữa sau đó mới là điều đáng nói.
Nguồn: https://giaxeoto.muabannhanh.com/gia-xe-oto-mitsubishi-1636.html
Tin nổi bật Bí quyết mua hàng