Giữa Kia K3 và Mazda 3: nên chọn mua xe nào đạt hiệu quả kinh tế hơn?

Đã xem: 1,017
Cập nhât: 9 năm trước
Phân khúc sedan hạng C có thể ví như một "miếng bánh béo bở" tại thị trường Việt Nam nên chẳng có gì ngạc nhiên khi phân khúc này thu hút hàng loạt "anh hùng, hào kiệt". Trong số đó, hai cái tên"mới nổi" là Kia K3 và Mazda 3 đang tạo nên những "cơn đau đầu" thực sư với khách hàng khi chọn mua "xế cưng" trong tầm giá trên dưới 800 triệu đồng.

Giữa Kia K3 và Mazda 3: nên chọn mua xe nào đạt hiệu quả kinh tế hơn?

Giữa Kia K3 và Mazda 3: nên chọn mua xe nào đạt hiệu quả kinh tế hơn?

Kia K3 và Mazda 3: Chọn xe Hàn hay Nhật

Cùng so sánh nhanh Kia K3 và Mazda 3 xem xe nào đáng mua, đạt hiệu quả kinh tế hơn.

Giá bán: Lợi thế cho Kia K3

Với hàng loạt công nghệ và "đồ chơi" được trang bị, mức giá bán dao động từ 700 - 800 triệu đồng được cho là hợp lí với những khách hàng mong muốn sở hữu một chiếc Kia K3 hoặc Mazda 3 sedan.

Tuy nhiên, với mức giá thấp hơn đến 139 triệu đồng, rõ ràng Kia K3 đang nắm trong tay một lợi thế rất lớn trong việc chèo kéo khách hàng.

So sánh về ngoại thất

Tổng quan về mặt kích thước, Mazda 3 có phần to lớn hơn K3 đôi chút và khoảng sáng gầm xe lớn hơn 10 mm nhờ sử dụng bộ la-zăng hợp kim 18-inch so với 17-inch của đối thủ, còn lại cả hai có cùng chiều dài cơ sở cũng như bán kính quay vòng tối thiểu.

Mang trên mình dáng dấp của người đàn anh Mazda 6, Mazda 3 vừa lịch lãm vừa đậm chất thể thao trong khi K3 là sự kết hợp giữa phong cách trẻ trung và hiện đại điển hình của những dòng xe Hàn.

So sánh về ngoại thất Kia K3 và Mazda 3

So sánh về ngoại thất Kia K3 và Mazda 3

Dễ dàng nhận ra Mazda 3 và K3 trên đường phố nhờ vào nét thiết kế riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đầu tiên là chiếc sedan Nhật Bản với lưới tản nhiệt đa giác được bao quanh bởi đường viền chrome bóng bẩy, chi tiết này phối hợp liền lạc cùng cụm đèn pha bi-xenon sắc nét, có thể tự động điều chỉnh độ cao và thay đổi góc chiếu khi đánh lái, ngoài ra Mazda còn trang bị thêm đèn sương mù, đèn LED chạy ban ngày và hệ thống rửa đèn pha. Về phía đối diện, Kia mang đến lưới tản nhiệt mũi cọp đặc trưng cùng điểm nhấn từ dải đèn LED chạy ban ngày vuốt ngược về sau, hệ thống chiếu sáng tạo hình đầy đặn gồm có đèn pha Halogen tự động kiểu Projector và đèn sương mù đa giác.

Tiến sang bên cạnh ta có thể thấy Mazda 3 khá trau chuốt, những đường dập nổi uyển chuyển tiếp nối nhau từ nắp capo cho đến vạt đèn hậu, trong khi đó K3 phần nào tiết chế hơn ở một đường gân xẽ dọc qua tay nắm cửa trải dài về phía sau. Sau cùng, bộ vành bánh xe của Mazda 3 2.0 AT mang thiết kế mạnh mẽ, bắt mắt hơn đối thủ.

Trang bị ngoại thất còn lại không quá chênh lệch như gương chiếu hậu chỉnh/gập điện tích hợp đèn báo rẽ, thanh nẹp chrome viền cửa kính và riêng K3 2.0 AT nâng cấp thêm tay nắm cửa mạ chrome thay vì sơn cùng màu thân xe như Mazda.

Nhìn từ phía sau, cả hai khá tương đồng với cản sau đầy đặn và phần ốp nhựa tối màu khỏe khoắn, hai cụm đèn hậu dạng LED trải dài trên cửa xe và ôm sang hai bên thân xe dù rằng Mazda 3 có thiết kế sắc nét hơn. Và nhằm bù đắp cho ống xả đơn bố trí khá lộ thì Kia bổ sung một đuôi lướt gió cho K3.

So sánh nội thất, trang bị tiện nghi

Về khoản này, Mazda 3 sedan và Kia K3 cho thấy sự "đồng cân, đồng lạng" khi cùng sở hữu khoang nội thất với rất nhiều công nghệ hiện đại.

Mazda 3 sedan trang bị ghế lái bọc da chỉnh điện, vô-lăng tích hợp nút điểu khiển, hệ thống giải trí mới với công nghệ Mazda Connect gồm màn hình màu TFT cảm ứng 7 inch hiển thị đa thông tin tích hợp DVD, hệ thống điều hoà tự động, hệ thống âm thanh giải trí với 6 loa và hệ thống điều khiển trung tâm Commander.

Trong khi Kia K3 cũng k thua kém với ghế lái bọc da cao cấp chỉnh điện 10 hướng, màn hình trung tâm đa phương tiện, hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí tích hợp GPS, Bluetooth cùng hệ thống âm thanh 6 loa. Bên cạnh đó, Kia K3 còn nổi bật với hàng ghế sau rộng rãi, hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập, hàng ghế sau có thể gập lại theo tỉ lệ 60:40.

Mazda 3 nhỉnh hơn đôi chút nhờ nút xoay điều chỉnh trung tâm của hệ thống thông tin giải trí Mazda Connect, còn lại các trang thiết bị nghe nhìn ngang tài ngang sức với 06 loa âm thanh, đầu DVD/Radio, hỗ trợ kết nối USB/Bluetooth/AUX và K3 bổ sung thêm hệ thống định vị GPS.

So sánh nội thất, trang bị tiện nghi của Kia K3 và Mazda 3

So sánh nội thất, trang bị tiện nghi của Kia K3 và Mazda 3

Kia tiếp tục thể hiện sự hào phóng khi cung cấp cho khách hàng hệ thống điều hòa tự động 2 vùng lọc không khí bằng ion đi kèm hốc gió phụ và ngăn làm mát, vượt trội hơn nhiều so với hệ thống điều hòa tự động đơn vùng của Mazda 3. Danh sách tiện nghi được hai mẫu xe hoàn thiện bằng cửa sổ trời chỉnh điện, chìa khóa thông minh đi cùng nút bấm khởi động, cửa kính điều chỉnh một chạm…

So sánh khả năng vận hành

Về sức mạnh, cả Mazda 3 sedan và Kia K3 đều sử dụng động cơ xăng có dung tích 2.0 lít đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Tuy nhiên, K3 lại nhỉnh hơn đối thủ khi sở hữu công suất cực đại lớn hơn 6 mã lực. Bù lại, Mazda 3 sedan lại có mô-men xoắn cực đại hơn đối thủ 6Nm.

So sánh trang bị an toàn

Về trang bị an toàn, cả Mazda 3 sedan và Kia K3 đều trang bị những tính năng nổi bật như hệ thống chống bó cứng phanh tự động, hệ thống phân phối lực phanh điện tử, cảm biến lùi, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp.

Kết luận

Với hầu bao khoảng trên dưới 800 triệu đồng, cả Mazda 3 sedan và Kia K3 chính là 2 sự lựa chọn hợp lí cho khách hàng Việt. Tuy nhiên, với những ai mong muốn một chiếc xe vừa trẻ trung những cũng không kém phần thực dụng, thì Mazda 3 sedan với thiết kế đậm chất Nhật Bản sẽ là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, với những khách hàng kì vọng sở hữu một chiếc xe năng động, hiện địa và mạnh mẽ nhưng lại rẻ hơn thì Kia K3 mới là cái tên xứng đáng.

>> Xem thêm: So sánh Kia K3 và Mazda 3

Lý do bạn nên mua một chiếc sedan như Kia K3 và Mazda 3

5 ưu điểm của dòng sedan, có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn mua một chiếc xe hơi phù hợp nhất với nhu cầu bản thân.

Lý do bạn nên mua một chiếc sedan

Lý do bạn nên mua một chiếc sedan

Những ưu điểm của sedan:

Tiết kiệm nhiên liệu

Mức độ tiết kiệm nhiên liệu vẫn luôn là ưu điểm của phân khúc xe sedan so với crossover, đặc biệt là SUV cỡ lớn. Nếu bạn quan tâm đến mức độ tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe, hãy chọn ngay các mẫu xe sedan.

Vị trí ghế ngồi

Mặc dù vị trí ghế cao là một lợi thế chung đối với những chiếc crossover nhưng không phải đối với tất cả mọi người. Khoảng cách từ đầu lên trần xe của những chiếc sedan lại cao hơn so với crossover. Lấy ví dụ một người có chiều cao lớn hơn 1m80, họ có thể dễ dàng ngồi thoải mái trong một chiếc Honda Accord nhưng khi ngồi vào một chiếc Honda CR-V thì có thể tóc họ sẽ chạm đến trần xe.

Nền tảng được bảo tồn

Kể cả khi bạn ngồi trong một chiếc Toyota Camry hay một chiếc xe hiệu suất cao như Dodge Charger SRT có sức mạnh hơn 700 mã lực thì cái cảm giác đem đến vẫn là một chiếc sedan đích thực. Còn khi bạn thử một chiếc Toyota RAV4 Hybrid thì bạn sẽ phải cân nhắc rằng liệu nó có cảm giác giống với một chiếc Prius có gầm cao hay không hay nó chính xác là một chiếc crossover thông thường. Tất nhiên câu trả lời sẽ là crossover rồi, nhưng chiếc RAV4 chỉ là một minh họa cho quan điểm này. Bạn có thể không nhận ra được rằng liệu chiếc xe bạn đang ngắm có phải crossover đích thực hay không.

Tầm quan sát xung quanh

Với sự ra đời của những hệ thống camera quan sát xung quanh, camera 360 độ và việc những hệ thống này được trang bị trên rất nhiều mẫu xe sedan là do bởi phân khúc xe này có tầm quan sát xung quanh thân xe khó. Lợi thế này lại đến với những chiếc sedan. Tất nhiên không phải mẫu xe sedan nào cũng có tầm quan sát xung quanh thân xe tốt (như Mercedes CLA chẳng hạn) nhưng hầu hết là tốt hơn hẳn so với crossover, đặc biệt là khi đỗ xe mà không có camera hỗ trợ.

Kiểu dáng

Tất nhiên là những mẫu xe sedan luôn có kiểu dáng bắt mắt và những chi tiết thiết kế tỉ mỉ hơn so với crossover, hay có thể nói đơn giản là đẹp hơn. Kể cả những chiếc sedan phổ thông hay đắt tiền thì thông thường vẫn cuốn hút hơn nhiều so với những chiếc crossover.

Bảo dưỡng xe ô tô thế nào đúng cách?

Xe ô tô là một trong những tài sản giá trị lớn đối với nhiều người, vậy nên để vận hành ổn định với độ bền cao thì việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng định kì là điều rất cần thiết. Dưới đây là những hạng mục cần bảo dưỡng theo số km xe đã đi để quý khách đang sử dụng ô tô tham khảo.

Bảo dưỡng xe ô tô thế nào đúng cách?

Bảo dưỡng xe ô tô thế nào đúng cách?

 

Bảo dưỡng lần đầu Sau 5000 km??

Thông thường, chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 5.000 km. Việc bạn cần làm ở mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và điều hòa. bao duong xe 3Sau mỗi 5.000 km thì bạn chưa nhất thiết phải thay dầu máy trừ khi xe của bạn thường xuyên di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy vậy, sau 5.000km đầu tiên, bạn cần phải thay dầu vì lúc này, dầu có thể có lẫn những vụn kim loại.bao duong xeBên cạnh đó, bạn cũng nên nhờ các nhân viên kỹ thuật kiểm tra mực dầu phanh, dầu hộp số, nước làm mát… Sau 5.000 km, bạn cần thay dầu máy, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa.

Bảo dưỡng Sau 15.000 km như thế nào?

Ở lần thay dầu thứ 2 này, bạn nên thay luôn lọc dầu cho xe ô tô của mình. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại những cặn bẩn, đảm bảo đưa dầu sạch đi bôi trơn động cơ, tạo điều kiện cho động cơ hoạt động tốt. Sau một thời gian hoạt động, bộ phận này bị bám nhiều bụi bẩn khiến bụi bẩn không được lọc sạch, lẫn vào trong dầu đi bôi động cơ. Chính vì tầm quan trọng đó, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô thường khuyên bạn nên thay lọc dầu sau mỗi 10.000 km. Ngoài việc thay dầu, thay lọc dầu, sau khi đi được 15.000 km, bạn cũng nên tiến hành đảo lốp và sau đó là nên đảo lốp định kỳ sau mỗi 10.000km để vận hành xe tốt hơn.

Bảo dưỡng xe ô tô Sau 30.000 km

Thông thường, sau mỗi 30.000km thì lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bị bẩn, nghẹt, ảnh hưởng xấu đến động cơ và sức khỏe của người sử dụng xe. Động cơ sẽ hoạt động tốt nếu lọc gió sạch nên bạn cần lưu ý kiểm tra và thay hai bộ phận này.

Bảo dưỡng xe ô tô Sau 40.000 km

Sau mỗi 40.000 km, xe ô tô của bạn đã đến lúc cần thay lọc nhiên liệu, dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu li hợp. Việc thay dầu vi sai và hộp số định kỳ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm ái, đảm bảo cho hệ thống truyền động luôn làm việc tốt.

Bảo dưỡng ở kì này việc thay lọc nhiên liệu sẽ loại bỏ được các cặn bẩn, tạp chất ở đây, tránh cho lọc bị nghẹt, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Dầu phanh và dầu ly hợp, sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị lẫn hơi ẩm, ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh. Việc thay dầu phanh và dầu ly hợp định kỳ sau mỗi 40.000 km sẽ đảm bảo chất lượng dầu và áp suất thủy lực trong hệ thống, đảm bảo cho hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất.

Sau một thời gian hoạt động, dây cu roa truyền động cũng sẽ bị chai, nứt khiến ma sát giảm, dễ trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng xấu đến hiệu suất  truyền động của động cơ. Việc thay dây cu roa định kỳ sẽ đảm bảo cho hệ truyền động làm việc luôn ổn định và đạt hiệu quả cao.

Bảo dưỡng xe ô tô Sau 100.000 km

Bạn đừng bao giờ thờ ơ với nước làm mát động cơ. Sau 100.000 km, nước làm mát động cơ sẽ bị biến chất, đóng cặn và ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ để đảm bảo cho hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt, đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt. Sau 100.000 km, bạn cũng cần kiểm tra, thay thế các bộ phận như bugi, má phanh….

Ngoài các hạng mục kiểm tra bảo dưỡng định kỳ trên, bạn cũng nên cần kiểm tra thêm những bộ phận, hệ thống khác trong mỗi lần bảo dưỡng như hệ thống phanh, hệ thống lái, đèn chiếu sáng, lốp xe, ắc-quy…để đảm bảo cho xe luôn trong tình trạng tốt nhất.

  • Hệ thống phanh: Bạn nên kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, tiếng kêu khi phanh, độ mòn má phanh, ống dầu phanh.
  • Kiểm tra hệ thống lái: Kiểm tra độ ổn định khi lái xe, đảm bảo xe đánh lái nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra hệ thống treo: Đảm bảo tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su….được lắp chắc chắn, không rơ lỏng.
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Hãy bật công tắc điều khiển các đèn chiếu sáng lên và kiểm tra xem các đèn có hoạt động bình thường không.
  • Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ tablo: Hãy đảm bảo, khi bật công tắc máy thì tất cả các đèn báo phải sáng hết sau 30-60 giây và tắt từ từ tùy từng hệ thống. Khi bạn nổ máy, tất cả các đèn cảnh báo phải được tắt hết. Nếu bạn thấy đèn báo nào còn sáng thì chắc chắn hệ thống đó đang gặp trục trặc và bạn cần kiểm tra ngay.
  • Kiểm tra lốp xe: Bạn nên kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra độ mòn của lốp vì bạn có thể “bắt bệnh” của xe qua các vết mòn trên lốp.
  • Kiểm tra bình ắc quy: Bạn nên kiểm tra bình ắc quy mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Hãy đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được vặn chặt! Với ắc quy có dung dịch, bạn cần đảm bảo mức dung dịch đạt tiêu chuẩn.
  • Bạn cũng đừng quên kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính thường xuyên và bổ sung thêm nếu thiếu.

Đăng tin mua bán xe Kia K3 nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các Giá Xe Kia từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay: Xe Kia K3

Nguồn: http://muabannhanhoto.com/giua-kia-k3-va-mazda-3-nen-chon-mua-xe-nao-dat-hieu-qua-kinh-te-hon/44382

Đăng bởi Minh Thiện 23-05-2016 1017
Giữa Kia K3 và Mazda 3: nên chọn mua xe nào đạt hiệu quả kinh tế hơn?
Hotline in ấn gặp CSKH 096 4657 365 - 096 2941 365 - 096 9841 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkythuatso.com
Bí quyết mua hàng

Chuyên mục: Bí quyết mua hàng
Các bài viết liên qua đến Giữa Kia K3 và Mazda 3: nên chọn mua xe nào đạt hiệu quả kinh tế hơn?

Tin nổi bật Bí quyết mua hàng