6 bước cần làm khi mua điện thoại cũ

1. Kiểm tra ốc vít Đầu tiên người mua cần phải xem xét thiết bị này còn "zin" hay không. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Người bán có thể nói rằng hàng của họ chưa bao giờ được tháo ra nhưng bạn vẫn phải cẩn thận kiểm tra từng chi tiết để xác minh điều này. Một trong những cách cơ bản nhất là kiểm tra độ sắc nét của ốc vít. Đối với những điện

1. Kiểm tra ốc vít

Đầu tiên người mua cần phải xem xét thiết bị này còn "zin" hay không. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Người bán có thể nói rằng hàng của họ chưa bao giờ được tháo ra nhưng bạn vẫn phải cẩn thận kiểm tra từng chi tiết để xác minh điều này. Một trong những cách cơ bản nhất là kiểm tra độ sắc nét của ốc vít.

Đối với những điện thoại có thể mở vỏ máy ở mặt sau ra thì bạn nên xem coi những chiếc ốc vít ở mặt này có sắc nét và có vết xước nào không. Nếu máy đã bị bung chắc chắn ốc trông sẽ cũ, bị sờn hay thậm chí là khó thấy được các cạnh ốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem tem dán trên thân máy có bị đè lên tem khác hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán một tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy vì vậy những máy dán tem tất cả các ốc vít có thể chỉ là để nguỵ trang.

2. Kiểm tra số Imei

IMEI là một trong những mã số quan trọng nhất của điện thoại, từ mã số này, bạn có thể biết được thiết bị của mình có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không. Cách kiểm tra IMEI khá đơn giản, bạn chỉ cần vào ứng dụng quay số của điện thoại, nhập vào mã *#06* và một dãy số sẽ xuất hiện, với các con số này bạn có thể tham khảo bài viết: Kiểm tra thông tin bảo hành của một số hãng để nắm rõ về thiết bị.

3. Kiểm tra màn hình cảm ứng

Sau khi đã xác minh được hai yếu tố quan trọng của điện thoại cũ là nguồn gốc và mức độ "zin", tiếp đến bạn cần phải kiểm tra màn hình của máy. Cách kiểm tra màn hình cảm ứng khá đơn giản, bạn chỉ cần bật ứng dụng gọi điện, bấm tất cả các dãy số trên màn hình này và xem coi có vị trí nào bấm không ăn hay không, tiếp đến, bạn có thể xoay màn hình sang chế độ nằm ngang, vào ứng dụng viết tin nhắn, soạn một tin nhắn mới nhưng phải bấm hết mọi ký tự trên bàn phím ảo. Nếu cả hai thao tác này không có bất cứ vấn đề gì thì bạn có thể yên tâm với cảm ứng của màn hình.

4. Kiểm tra khả năng nghe gọi

Tiếp đến là khả năng nghe gọi, bạn có thể thử gọi điện trong một vài phút với SIM một trong ba nhà mạng lớn ở Việt Nam. Cách làm này vừa có thể kiểm tra được chất lượng bắt sóng của thiết bị và cả loa trong của máy.

5. Kiểm tra rung, kết nối

Bạn cũng có thể kiểm tra chế độ rung và loa ngoài khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn. Sau đó, bạn có thể nhờ người bán bật chức năng Wifi và Bluetooth lên để tiến hành kết nối khoảng 30 phút xem coi chất lượng của các kết nối này có ổn định hay không.

6 bước cần làm khi mua điện thoại cũ

Chọn hệ điều hành điện thoại nào tốt

iOS

Rất nhiều người chọn mua iPhone không phải vì các đặc điểm kỹ thuật mà vì thiết kế đẹp và kiểu dáng bắt mắt. Một lý do nữa là họ chạy theo "mốt thời thượng". Những người sở hữu iPhone được cho là sành điệu, hợp thời trang. Nhưng thực ra iPhone với hệ điều hành iOS rất hữu dụng nếu không muốn nói là ưu việt. Chẳng hạn như iOS cho phép nhiều ứng dụng chạy ngầm mà không tiêu thụ pin, nhiều ứng dụng có thể chạy đồng thời mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ chung của điện thoại. iPhone cũng cung cấp một hộp thư chung có thể sử dụng với nhiều tài khoản email. Hệ điều hành iOS thường xuyên được nâng cấp và dễ dàng cập nhật phiên bản mới. Nó được đánh giá là một hệ điều hành chạy nhanh và ổn định, dễ dàng đồng bộ với các thiết bị iOS khác.

Nhưng iOS cũng có một vài hạn chế khiến người ta không thích, chủ yếu vì nó là một hệ điều hành "đóng". Do tính chất của nó, bạn sẽ không thể can thiệp sâu vào hệ điều hành, không dễ dàng khắc phục những điểm chưa hài lòng của nó.

Android

Rất nhiều người chọn mua iPhone không phải vì các đặc điểm kỹ thuật mà vì thiết kế đẹp và kiểu dáng bắt mắt. Một lý do nữa là họ chạy theo "mốt thời thượng". Những người sở hữu iPhone được cho là sành điệu, hợp thời trang. Nhưng thực ra iPhone với hệ điều hành iOS rất hữu dụng nếu không muốn nói là ưu việt. Chẳng hạn như iOS cho phép nhiều ứng dụng chạy ngầm mà không tiêu thụ pin, nhiều ứng dụng có thể chạy đồng thời mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ chung của điện thoại. iPhone cũng cung cấp một hộp thư chung có thể sử dụng với nhiều tài khoản email. Hệ điều hành iOS thường xuyên được nâng cấp và dễ dàng cập nhật phiên bản mới. Nó được đánh giá là một hệ điều hành chạy nhanh và ổn định, dễ dàng đồng bộ với các thiết bị iOS khác.

Nhưng iOS cũng có một vài hạn chế khiến người ta không thích, chủ yếu vì nó là một hệ điều hành "đóng". Do tính chất của nó, bạn sẽ không thể can thiệp sâu vào hệ điều hành, không dễ dàng khắc phục những điểm chưa hài lòng của nó.

Điểm trừ của Android chính là việc Google quản lý kho CH Play quá dễ dãi. Do ai cũng có thể viết ứng dụng và đẩy lên kho nên bạn sẽ đối diện với nguy cơ cài phải ứng dụng độc hại. Theo một thống kê của công ty bảo mật RiskIQ, tính đến năm 2013 có khoảng 42.000 ứng dụng trên CH Play có chứa mã độc với mục đích ăn cắp dữ liệu hoặc lừa đảo, tăng gấp 4 lần so với năm 2011.

Windows Phone

Các điện thoại cài Windows Phone chạy tương đối nhanh và ổn định. Nhiều người nhận xét rằng tốc độ của Windows Phone nhanh hơn Android và cũng dễ sử dụng hơn Android. Hệ điều hành này ít bị phân mảnh, dễ dàng sao chép dữ liệu với máy tính. Nhưng Windows Phone còn khá đơn điệu, thiếu nhiều tính năng quan trọng, khả năng tùy biến kém xa so với Android. Đặc biệt số lượng các ứng dụng trên kho Windows Store không thể nào so sánh được với CH Play và App Store. Tuy nhiên phiên bản Windows Phone 8.1 sắp tới sẽ được bổ sung thêm nhiều tính năng hấp dẫn, có khả cạnh tranh được với Android và iOS.

Chọn hệ điều hành điện thoại nào tốt

Cách bảo quản điện thoại di động

Không sạc pin xuyên đêm

Nhiều người sử dụng điện thoại di động thường có thói quen sạc pin trước khi đi ngủ. Mặc dù điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và khá thuận tiện, tuy nhiên nó lại làm cho tuổi thọ pin điện thoại giảm sút rất nhanh.

Với hầu hết điện thoại hiện nay, thì việc tiếp tục nạp điện sau khi pin đã đầy sẽ khiến pin bị nóng lên, làm giảm thời lượng pin dẫn đến chai pin. Nếu bạn cứ liên tục sạc pin điện thoại qua đêm như một thói quen thì không sớm muộn bạn sẽ phải thay pin cho điện thoại như…”thay áo” mà thôi.

Không vừa sạc vừa sử dụng điện thoại

Nhiều người, đặc biệt là các bạn thích chơi game hoặc lướt Facebook, có thói quen vừa cắm sạc vừa chơi game hoặc vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng v.v. Điều này làm cho tuổi thọ pin hao đi nhanh chóng, pin nhanh bị chai.

Ngoài ra, trong lúc sạc điện thoại sẽ phát ra từ trường mạnh hơn lúc bình thường gây hại cho sức khỏe bạn. Hơn nữa, việc vừa sạc điện thoại vừa sử dụng là …VÔ CÙNG NGUY HIỂM… bởi trong quá trình sạc, điện thoại được kết nối với nguồn điện, nếu không may, nguồn điện rò rỉ bạn sẽ bị điện giật hoặc gây ra cháy nổ.

Tiết kiệm pin điện thoại di đông

Theo một số tài liệu cho biết thì việc sử dụng cho đến khi điện thoại hết sạch pin rồi mới sạc là một điều không nên làm, bởi nó sẽ làm “teo” pin điện thoại hoặc giảm điện thế của điện thoại.

Tuy nhiên một số tài liệu khác lại bảo rằng nên sử dụng cho đến khi điện thoại hết sạch – thật – sạch pin rồi mới sạc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin. Thật khó để biết nguồn tài liệu nào đúng đúng không nào?

Sử dụng điện thoại dưới trời mưa

Nhiều người đang đi dưới mưa nhưng thấy điện thoại đổ chuông vẫn lôi ra nghe máy dù biết rằng nó có thể khiến điện thoại bị vô nước. Họ chấp nhận bởi cho rằng có những cuộc gọi vô cùng quan trọng, quan trọng hơn cả giá trị chiếc điện thoại. Tuy nhiên, bạn quên mất một điều rằng sử dụng điện thoại dưới trời mưa sẽ gia tăng nguy cơ bạn bị sét đánh lên tới 80 lần. Chưa kể nếu nghe lâu, nước mưa rò rỉ vào bên trong gây chập điện có thể khiến bạn bị điện giật.

Dùng ốp lưng điện thoại

Dùng ốp lưng điện thoại nếu không biết chọn đúng ốp lưng sẽ khiến máy không tỏa nhiệt được, bị nóng lên nhanh gây nguy hiểm cho điện thoại và người sử dụng. Vì thế, trước khi chọn mua ốp lưng để trang trí hay để bảo vệ điện thoại khỏi bị trầy xước, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ nhé!

Sử dụng điện thoại liên tục

Thói quen sử dụng điện thoại liên tục (kiểu ôm điện thoại suốt ngày) sẽ khiến điện thoại rất nhanh hỏng. Ngoài việc làm cho điện thoại nhanh hư pin, chai pin, việc sử dụng điện thoại liên tục còn gây hại rất lớn cho mắt và sức khỏe người dùng.

Nguồn: http://dienthoaicu.com.vn/6-buoc-can-lam-khi-mua-dien-thoai-cu-119.html

Các bài viết liên qua đến 6 bước cần làm khi mua điện thoại cũ