Biệt thự là không gian sống đặc biệt, chịu sự ảnh hưởng của nắng, gió và các yếu tố ngoại cảnh nhiều hơn các loại hình nhà ở khác, vì thế, khoa học phong thủy cho biệt thự cũng phức tạp hơn.
Ngoài hình dáng, cấu trúc, công năng sử dụng là những phần chung của mọi căn nhà thì khoa học phong thủy biệt thự cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố ngoại cảnh như sân vườn, hồ bơi, hàng rào quanh nhà.
Sân vườn
Trong thiết kế biệt thự, phần đặc biệt quan trọng và góp phần tôn lên giá trị của khu nhà đó là sân vườn.
Nếu coi phần hình thể và cấu trúc nhà mang yếu tố dương thì phần sân vườn và ngoại cảnh mang yếu tố âm, giúp tạo nên sự cân bằng cho một tổng thể hoàn chỉnh khi được tư vấn xây nhà
Ngoài việc đem lại màu xanh, sự bình yên cho ngôi nhà, theo nhận định của các chuyên gia, mỗi một khu vực trong sân vườn đều có ảnh hưởng tới một phương diện nhất định trong đời sống. Nếu biết bố trí cây cối tiểu cảnh hợp lý tại những khu vực này sẽ tăng cát lành cho gia chủ trong từng phương diện.
Trong việc bố trí cây cối, tiểu cảnh cho biệt thự, cần chú ý các vấn đề sau:
Không nên trồng cây to trước cửa nhà, đặc biệt là không nên trồng cây trực diện với cửa chính.
Trước nhà không nên trồng các cây có hình dáng xấu, hoặc có tán lá rủ như dương liễu hay thiết mộc lan.
Các loại cây chết khô, các cây thủng rễ, các loại cây có dáng xấu như có khối ung nhọt trước cửa nên được loại bỏ ngay.
Chú ý chặt tỉa các cành cây chĩa thẳng vào cửa chính hoặc các cửa sổ tầng phía trên.
Chú ý cân bằng âm dương cho khu vườn, ví dụ nơi có cây cối quá um tùm thì năng lượng âm dễ tích tụ, nên bố trí vật phát sáng như đèn hoặc những vật phát ra âm thanh như chuông gió mang năng lượng dương sẽ giúp cân bằng trở lại.
Hồ bơi
Đối với nhà có diện tích lớn, công trình biệt thự thường có hồ bơi. Ngoài công năng sử dụng, hồ bơi còn ảnh hưởng không nhỏ đến khoa học phong thủy của biệt thự. Hồ bơi với dung tích nước lớn (thủy khí nhiều) còn có tác dụng chiêu tài tốt nếu ta biết tận dụng. Nhưng ngược lại, sẽ không hay nếu hồ bơi được đặt ở vị trí không hợp lý về mặt khoa học phong thủy.
Hồ bơi được đặt ở ngoài sân vườn hay trong nhà đều có thể được nếu thiết kế đó hợp lý về kiến trúc và khoa học phong thủy.
Dễ dàng nhất và cũng thông dụng nhất là thế nhà có hồ bơi truớc mặt. Cách bố trí này tạo thành thế nhà có “minh đường tụ thủy”.
Ngôi nhà có hồ bơi đằng sau cũng không hẳn xấu, thậm chí còn tốt nếu ngôi nhà đó nằm trong thế nhà thướng sơn theo môn khoa học phong thủy Huyền không học.
Khó dùng nhất là ngôi nhà có hồ bơi chính giữa nhà vì theo khoa học phong thủy, giữa nhà hay “trung cung” thuộc về hành Thổ. Thủy và Thổ tương khắc về Ngũ hành nên không có lợi khi bố trí theo cách này. Muốn đặt hồ bơi ở vị trí này, cần hiểu rõ đặc điểm khoa học phong thủy ngôi nhà đó. Hình dáng hồ bơi nên là hình tròn hoặc hình uốn lượn ôm lấy tòa nhà.
Hàng rào cho biệt thự
Xét về mặt khoa học phong thủy, hàng rào xung quanh biệt thự cũng rất quan trọng. Các nguồn năng lượng ly tán trong khu vườn đều đến từ bên ngoài mà chúng ta khó có thể kiểm soát được. Năng lượng có thể đến từ một nơi có phương vị không hợp với tuổi của gia chủ.
Do vậy, có thể điều chỉnh những luồng năng lượng vào nhà bằng cách cải thiện khoa học phong thủy khu vườn, mà cách đơn giản nhất là điều chỉnh độ cao thấp, thưa hay dày đặc của hàng rào, nhằm kích thích hoặc cản khí, tăng tốc hoặc làm chậm khí.
Hãy cẩn thận với những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà bởi điều này sẽ tạo nên nguồn năng lượng không tốt.
Khi thiết kế biệt thự, sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khoa học phong thủy sẽ giúp căn nhà hài hòa với cảnh quan xung quanh và luôn ngập tràn sinh khí.
Ngoại cảnh, thành phần tưởng như chỉ mang tính trang trí này lại quyết định phần nhiều đến sự vượng suy của dòng năng lượng từ môi trường thu nạp vào căn nhà bạn.
Chọn phương vị lành dữ cho bếp
Những chỗ đặt bếp thích hợp hoặc không nên đặt bếp, không phải nhất thành bất biến mà còn phải xem quan hệ giữa phương vị của bếp với “trạch” và “mệnh”.
Ví dụ “Phái bát trạch” xem khoa học phong thủy chủ yếu được chia nhà ở thành “Đông tứ trạch” và “Tây tứ trạch”, người cũng chia thành “Đông tứ mệnh” và “Tây tứ mệnh”.
Những điều lành dữ của phương vị bếp của “Đông tứ trạch” và “Đông tứ mệnh” thì lại ngược lại với “Tây tứ trạch” và “Tây tứ mệnh”. Phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” kiêng kỵ thì lại là thích hợp với “Tây tứ trạch mệnh”, và phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” thích hợp thì lại là điều kiêng kỵ đối với “Tây tứ trạch mệnh”.
Vì vậy nếu bếp có đặt vào trong phạm vi 8 phương vị không thích hợp thì cũng đừng vì thế mà quá lo lắng.
“Tọa hung hướng cát” (ngồi lên cái dữ, hướng về cái lành)
“Tọa hung” là nói bếp đặt vào phương vị không lành, trấn áp hung thần, nhưng lại phải hướng về hướng lành tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng lành để thu nạp được khí lành.
“Bát trạch minh kính” giải thích việc này rằng “Cửa bếp là chỗ đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải để nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc”.
Cái gọi là “Hỏa môn” (cửa bếp) tức là cửa đốt lửa, nhưng nếu là bếp ga hoặc là bếp lò di động thì mặt có núm vặn là cửa bếp và đặt nó quay về hướng lành là được.
Những chỗ đặt bếp thích hợp hoặc không nên đặt bếp, không phải nhất thành bất biến mà còn phải xem quan hệ giữa phương vị của bếp với “trạch” và “mệnh”.
Ví dụ “Phái bát trạch” xem khoa học phong thủy chủ yếu được chia nhà ở thành “Đông tứ trạch” và “Tây tứ trạch”, người cũng chia thành “Đông tứ mệnh” và “Tây tứ mệnh”.
Những điều lành dữ của phương vị bếp của “Đông tứ trạch” và “Đông tứ mệnh” thì lại ngược lại với “Tây tứ trạch” và “Tây tứ mệnh”. Phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” kiêng kỵ thì lại là thích hợp với “Tây tứ trạch mệnh”, và phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” thích hợp thì lại là điều kiêng kỵ đối với “Tây tứ trạch mệnh”.
Vì vậy nếu bếp có đặt vào trong phạm vi 8 phương vị không thích hợp thì cũng đừng vì thế mà quá lo lắng.
“Tọa hung hướng cát” (ngồi lên cái dữ, hướng về cái lành)
“Tọa hung” là nói bếp đặt vào phương vị không lành, trấn áp hung thần, nhưng lại phải hướng về hướng lành tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng lành để thu nạp được khí lành.
“Bát trạch minh kính” giải thích việc này rằng “Cửa bếp là chỗ đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải để nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc”.
Cái gọi là “Hỏa môn” (cửa bếp) tức là cửa đốt lửa, nhưng nếu là bếp ga hoặc là bếp lò di động thì mặt có núm vặn là cửa bếp và đặt nó quay về hướng lành là được.
>> nhà đẹp
Các phương vị nhà ở hợp khoa học phong thủy
Từ góc độ phong thuỷ, phương vị (vị trí) của nhà ở được phân thành phương vị cát và hung nên ý nghĩa của mỗi phương vị trong ngôi nhà được xét theo hai mặt cát và hung.
1. Ý nghĩa đại diện của phương vị cát (tốt)
– Phương sinh khí (thượng cát): Tiêu biểu cho sinh khí dồi dào, tích cực chủ động, thăng quan phát tài, sự nghiệp hưng vượng.
– Phương Diên niên (thượng cát): Tiêu biểu cho tiền của dồi dào, sức khoẻ trường thọ, quan hệ với người xung quanh, người khác giới tốt đẹp.
– Phương Thiên y (trung cát): Sức khoẻ dồi dào, ít mắc bệnh tật, ổn định, đắc tài.
– Phương Phục vị (tiểu cát): Là quan tâm chăm sóc, cuộc sống ổn định an bình, tiểu tài.
2. Ý nghĩa đại diện phương vị hung (xấu)
– Tuyệt mệnh (đại hung): Bệnh tật, chết yểu, lo lắng suy nghĩ, tâm phiền muộn, u uất.
– Ngũ quỷ (đại hung): Kiện tụng, mất trộm mất cắp, tài lộc thui chột
– Hoạ hoạn (thứ hung): Tranh cãi thị phi, bệnh tật đau đớn, hao tài của, mất tự tin
– Lục sát: giáng chức, thất bại, phán đoán sai lầm.
3. Cách tìm phương vị tốt
Người mệnh Đông tứ (khảm, ly, chấn, tốn): Phía Bắc, Nam, Đông, Đông Nam
Người mệnh Tây tứ (càn, khôn, cấn, đoái): Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây.
Các phương vị tốt xấu ứng với từng quẻ mệnh.
4. Tìm hướng nhà phù hợp
Nguồn: http://thicongxaydungnha.com/goc-toan-canh-cho-biet-thu-hop-khoa-hoc-phong-thuy-118.html
Tin nổi bật Bí quyết mua hàng